-
Thường trựcTrần Như Hoàng:
SĐT: 090 118 9135
Email: xangoclu@gmail.com
Đang Online : | 3 |
Tổng Lượt Online : | 1165190 |
theo báo cdsonla.edu.vn
TÁC GIẢ LÊ ĐÌNH QUỲ !
Chìa khóa để mở những điều bí ẩn của nghệ thuật trống đồng thời Đông Sơn.Theo giả thuyết này trống đồng sinh ra để hòa đồng với dàn cồng trong ngày hội lễ phồn thực của các dân tộc như dân tộc Thái vào mùa Xuân tháng 2 có hội lễ “Kin Chiêng booc mạy”
Chìa khóa để mở những điều bí ẩn của nghệ thuật trống đồng thời Đông Sơn.Theo giả thuyết này trống đồng sinh ra để hòa đồng với dàn cồng trong ngày hội lễ phồn thực của các dân tộc như dân tộc Thái vào mùa Xuân tháng 2 có hội lễ “Kin Chiêng booc mạy” dịch : Mùa xuân ăn chơi hoa rừng. Trò ông đúc bà đúc, trò đâm mẹt ,trò đánh đu đôi, trò lễ giao duyên,chợ tình……Đó là các trò để ca ngợi song thần : Sinh – Dưỡng biểu tượng cho thần Cha – Mẹ của bộ tộc Việt. Cha thuộc Mặt trời khí Dương, mẹ thuộc Trái Đất khí Âm, hai vị thần này phù hộ cho bộ tộc sinh nhiều con cái nhất là nhiều con trai để bộ tộc mới có sức mạnh chống giặc ngoại xâm.
Hai vị thần Sinh – Dưỡng còn thể hiện ở trong các tháp Chàm, cột đá chùa Dạm- Bắc Ninh, cây đào, cây quất, đào là khí dương của Cha,có màu đỏ, mẹ khí âm của đất,cây quất có màu vàng, bánh của người Việt cổ trong tết ngày xưa là bánh ống tròn như cái giò có nhân bên trong, đó là biểu tượng của thần Sinh-Cha. Hai bánh dày bằng gạo nếp trắng không có nhân, đó là biểu tượng của thần Dưỡng- Mẹ, ngày nay còn lưu lại ở các dân tộc và miền Nam Việt Nam. Ngày nay bánh chưng và bánh dày vuông và tròn là bánh mới và quan niệm sai về trời đất. Ở xứ Thanh còn có một loại bánh gọi là bánh ít trong các ngày tết mùa xuân, biểu tượng đó là dương thực khí của người cha. Các dụng cụ như ông bình vôi cũng là vị thần sinh dưỡng, bát cơm in quả trứng, đũa lông bông, trên hòm người chết cũng là biểu tượng của thần sinh dưỡng, đó là hình tượng mô phỏng lại 4 cặp giao cấu trên thạp đồng đào thịnh, đó là mộ chôn xác tộc trưởng bên trong theo kiểu chôn chum, tục trầu cau của người Việt, bầu rượu nậm vú của người Việt cũng là biểu tượng của hai vị thần Sinh –Dưỡng và còn nhiều dụng cụ khác…
Như vậy trống đồng là hai vị thần Sinh- Dưỡng kết hợp với nhau mà thành, thần Cha thuộc dương mặt trời là mặt trống đồng, phần tang mô phỏng chiếc sọt đựng bát của người cổ xứ Thanh là biểu tượng của thần Dưỡng thuộc Mẹ. Trống đồng có rất nhiều loại nhưng đề tài thể hiện chỉ quay xung quanh nội dung của hai vị thần Sinh- Dưỡng, cho nên đó là chiếc chìa khóa để mở tất cả các điều bí ẩn được khắc trong hình tượng và các hoa văn của trống đồng thời Đông Sơn. Thuở hồng hoang dân số còn rất ít cho nên cần nhiều con trai thì bộ tộc mới có sức mạnh, nên thờ hai vị thần này là rất quan trọng trong sự sinh tồn của bộ tộc thời tiền sử.
Quan sát trống đồng qua nhiều niên đại khác nhau, ta tìm
được những điểm chung hầu như rất ít thay đổi: Hình dáng của trống là mô
phỏng hình dáng chiếc sọt đựng bát (Còn lại đến nay phổ biến khá nhiều ở
các miền thôn dã của xứ Thanh – nơi tìm được khá nhiều trống đồng cổ).
Mặt trống đồng luôn có trung tâm là mặt trời, biểu tượng khí
dương của thần Sinh, tang trống mang dáng cái sọt bát.Cái sọt đựng bát
ăn cơm là biểu tượng của thần Dưỡng. Mặt trời trên mặt trống đồng được
cấu trúc đan xen giữa các tia là biểu tượng của Âm vật và Dương khí (Âm
dương xen kẽ hòa đồng).
Trống đồng Ngọc Lũ được cấu trúc hoàn chỉnh nhất theo ý nghĩa của giả thuyết trên. Trên trống có 14 tia mặt trời, con số 14 là biểu tượng cho sự hòa đồng giữa 2 giới tính dương và âm, tình yêu của 2 giới tính luôn được thể hiện không thể thiếu hai bàn tay của nam và nữ, tuy khác nhau về lý tính nhưng giống nhau ở 14 đốt ngón tay của cùng một bàn tay. Trên trống lại xuất hiện thêm con số 14 nữa đó là 14 con cò con – biểu tượng 1 thằng Cò, con số hòa đồng giữa 2 giới tính âm và dương để sinh ra 1 thằng cu. Một bên 8 con cò con cộng với 6 con cò con bên kia tạo thành con số 14.
Cũng trên vòng trang trí với 14 con cò, còn được khắc họa 20 con hươu, 10 con đực, 10 con cái xen kẽ nhau – con số 20 là số ngón tay của bốn bàn tay 1 cặp nam nữ đan xen nhau trong thời điểm khoái cảm của ái ân
Trên các họa tiết trang trí khác, ta còn thấy được các motip ngược xuôi của những vòng tròn đồng tâm có tiếp tuyến. Các vòng tròn này là biểu tượng của thần Sinh – Dưỡng, hai vòng tròn có tâm là biểu tượng hai bầu vú – thần Dưỡng, nét gạch tiếp tuyến như chiếc dùi cồng hay là dương thực khí biểu tượng của thần Sinh – Mặt Trời.
Tuy nhiên, khi nói tới nhân sinh quan của người xa được hình thể hóa trên trống đồng, chúng ta không được phép quên cách sử dụng trống đồng cổ của người Việt cổ: Đó là con gái cầm chày giã vào Mặt trời chứ không phải con trai đánh trống đồng, chày ở đây là biểu tượng dương thực khí của thần Sinh, đánh vào trung tâm Mặt trời, làm rung động khí âm dương đó là nghi lễ phồn thực.
Trống đồng Ngọc Lũ được đánh giá là loại trống cổ nhất và đẹp nhất, được xếp vào Heger loại 1, Phân tích những bố cục chính và các hình ảnh được khắc trên mặt trống Ngọc Lũ cũng như dưới tang trống.
Mặt trống đồng Ngọc Lũ được các nghệ nhân bố cục có 4 phần chính:
- Phần trung tâm: Hình ảnh ông Mặt trời được đắp cao nhất có 14 tia sáng là hình tượng thuộc Cha – Thần Sinh.Xen kẽ là 14 tia sáng là hình ảnh của Âm vật biểu tượng cho Mẹ - Thần Dưỡng. Tục ngữ Việt Nam có câu: Cha sinh – Mẹ Dưỡng. Khi đánh vào Mặt trời tức là đánh vào dương khí kích thích vào vị thần Cha – đồng thời cũng là kích thích vào thần Mẹ thuộc âm. Hai vị thần sẽ hòa hợp mà làm nên sự sáng tạo ra linh hồn, vì vậy mà trống đồng là vật thiêng liêng tôn thờ. ai giữ trống, người đó nắm được quyền uy – tù trưởng. Đặc biệt 1 năm trống đồng chỉ được đánh 1 lần vào lễ hội mùa Xuân tháng 2, đánh xong để thờ - đó là linh hồn của bộ tộc.
Ngoài Mặt trời là một khoảng trống được khắc vạch nhiều chi tiết li ti đó là biểu hiện của sự âm hưởng giao hòa.
- Phần thứ hai
được khắc họa sinh hoạt văn hóa phồn thực của người Việt Cổ. Hình ảnh
chính là các vũ nữ đội mũ lông cò, váy là lá cây hở đùi, ngực để trần
phô diễn sinh lực của các cô gái tơ, có vũ nữ thổi khèn bè, có vũ nữ cầm
chuông, có vũ nữ cầm tên săn bắn, còn phần lớn là phô diễn đôi bàn tay
tuyệt mỹ của vũ điệu. Có 12 vũ nữ biểu hiện cho 12 tháng trong 1 năm.
Vào thời hoang sơ mông muội mà ông cha ta đã quan sát tự
nhiên: cỏ cây, hoa lá để biết được quy luật của Trái đất một năm có 12
tháng. Bên cạnh các vũ nữ lớn có 1 vũ nữ bé cũng tập múa theo. Đó là
hình ảnh của tháng nhuận trong năm, không đội mũ lông chim.
Tiếp đến phía trước các vũ công là 1 dàn cồng có 14 chiếc và nhạc công đang gõ nhịp (con số hòa đồng). Hai tay đánh 2 dàn cồng, chân đạp gõ nhịp giống như chiếc mỏ neo luồn dưới gầm dàn cồng. Cồng là hình ảnh của vú Mẹ - thần Dưỡng. Ta nên hiểu ngày hội lễ lớn cồng được xếp số chẵn 10-12-24-18-24 và chỉ khi bộ tộc có người chết, cồng mới đánh số lẻ 3, cồng biểu tượng cho 3 hồn.
Bên cạnh đàn cồng được khắc họa hình ảnh một bà đỡ đẻ. Hai
tay bà nâng 1 con cò con ra đời, đó là niềm hân hoan nhất của bộ tộc,
sinh ra nhiều thằng cò. Bên cạnh bà đỡ còn thấy 1 đôi trai gái trẻ đang
làm nghi thức giao cấu – đó là hình ảnh hai người ngẩng cao đầu hân hoan
giã gạo mà người xứ Thanh gọi là: “giã cấu”, điều đó còn có nghĩa giao
hợp nhau để cấu thành đứa con. Thổ ngữ mà người xứ Thanh Hóa hay gọi hạt
gạo là “Hột cấu”. Bên cạnh cặp trai gái là cái nhà sàn được thiết kế
rất đẹp, mái cong, hai đầu nhà biểu tượng hai đầu thần chim cò.
Trên mái nhà được khắc một đôi chim công một trống một mái hoặc
một con trống. Chim công là loài chim yêu nhau rất tuyệt mỹ. Công phải
múa đẹp để quyến rũ bạn tình, công cũng hiền hòa và chung thủy nên ông
cha ta đã lấy Công làm biểu tượng cho tình yêu đẹp.
Trong nhà sàn có đôi trẻ trai và gái ở trần truồng đang chơi trò “khai
hoa – kết quả”. Trò chơi mục đồng vẫn còn lưu lại tới ngày nay, ta
thường gọi “trồng hoa – trồng nụ”. Đây cũng là trò chơi mang ý niệm phồn
thực. Trò chơi là môn luyện nhảy cao tăng thể lực cường tráng để nòi
giống khỏe mạnh, ý niệm khai hoa kết quả đến nay tục chơi xuân của ta
ngày tết không thể thiếu cành đào, cây quất. Cây quất càng nhiều quả
mang nhiều ý niệm mong cho con cháu đông đúc xum vầy. Bên cạnh nhà sàn
có 4 đứa trẻ đang tập đánh trống đồng. Qua hình ảnh này, ta nhận thấy
trống đồng được đào xuống đất, đặt trống vào để đánh, điều đó càng chứng
minh thêm cho giả thuyết : Hội lễ phồn thực để cầu thần Sinh Dưỡng đẻ
ra nhiều con trai gái là đúng. Trống thuộc Dương khí, mặt trời, đất Mẹ
thuộc Âm khí.Đào xuống đất đánh để hai khí hòa đồng mang theo ý niệm tín
ngưỡng. Xin trời đất cho việc sinh nở đúng quy luật tự nhiên, không bị
quái thai. Câu ngạn ngữ chúc cho Mẹ tròn con vuông cũng có ý nghĩa như
vậy.
- Vòng thứ ba
được bố cục đối xứng 20 con hươu xen kẽ nhau đực cái. Bên cạnh đàn hươu
là đàn cò có đầu to như nhau được xếp mỗi bên 8 con, một bên 6 con tổng
cộng là 14 con. Hai mươi con hươu la 20 ngón tay của 1 cặp nam nữ, 14
là con số 14 đốt ngón tay giống nhau - đó là số sinh 1 thằng cò (con số
hòa đồng của 14 con cò). Tay là nơi biểu hiện cho tình dục, nên các nghệ
nhân đã dùng con số 20 và 14 thể hiện thâm ý này. Hươu là loài có nhung
rất bổ thận âm dương nên lấy hươu là tượng hình sức mạnh của tình dục.
- Vòng thứ 4 là bầu trời Lạc Việt : Cò bay, cò đậu, để ca ngợi thần Cha. Bên cạnh đàn cò bay các nghệ nhân lại để một khoảng trống có vạch khắc li ti đó là âm hưởng giao thoa giữa mặt trống và tang trống – giữa thần Sinh với thần Dưỡng. Đặc biệt trên mặt trống còn có khắc họa những vòng tròn đồng tâm có tiếp tuyến. Các nhà nghiên cứu thường cho đó là những trang trí có hình kỷ hà, theo giả thuyết này đó là biểu tượng cao của 2 vị thần. Hai vòng tròn đồng tâm là hình ảnh 2 vú Mẹ, nét gạch giữa là dương thực khí của Cha. Các vòng tròn được trang trí chạy xuôi, ngược cũng có ý niệm âm dương.
Tang trống chủ yếu khắc họa cảnh thuyền chiến bảo vệ nòi giống cũng mang triết lý là thần Dưỡng .
Thuyền chiến dài có đầu chim cò làm biểu tượng, ở giữa thuyền là một chiến binh đánh trống da có lẽ là trống lệnh tiến lui, thu quân, gần đuôi thuyền có một vọng gác nhìn xa cho thủ lĩnh, có hình hươu. Tay thủ lĩnh cầm cung tên, trên thuyền đã có chiến binh đang sọc giáo vào đầu tù binh để thể hiện đây là thuyền chiến. Có những tang trống còn trang trí trừu tượng về những chiến binh đã hi sinh: bằng những vòng tròn đồng tâm mà trên đó là cái lông cò, không có hình người (biểu tượng cho linh hồn của chiến binh đã hi sinh). Bốn quai trống được tạo hình theo kiểu đan tre nứa.Có ngụ ý: hình trống mang hình cái sọt đựng bát bằng nứa xứ Thanh nay vẫn còn dùng ở các chợ quê. Nhân đây xin giải thích thêm có một số trống đồng khác để cóc, ếch trên mặt trống, được người Việt cổ tôn thờ, theo giả thiết của các nhà khoa học thì cóc, ếch để cầu mùa, cầu mưa, nhưng ta phải hiểu rằng lịch sử thời Hùng vương chỉ có 2 nghề săn bắt và hái lượm. Theo giả thuyết này người xưa quan sát tự nhiên thấy cóc, ếch có rất nhiều con như đàn nòng nọc dưới nước nên tôn thờ 2 vị này phù hộ cho bộ tộc của mình cũng có nhiều con như thế.
Qua phân tích trên ta còn thấy, trống đồng là bảo vật đặc biệt của quốc gia – nó đã để lại cho Việt Nam có một nền văn hóa lớn và rất sớm. Nó đã để lại dư âm cường thịnh của một thời “Văn hóa Đông Sơn”. Chúng ta rất tự hào về nghệ thuật tạo hình của người Việt cổ, hình vẽ được biểu tượng rất cao quý, đó là trí tuệ tuyệt vời của người Việt cổ, để cho con cháu ở thế kỉ này còn đang ngỡ ngàng và bái phục. Một nền nghệ thuật của thế kỉ đồ đồng vươn tới đỉnh cao của 1 nền văn minh hùng mạnh - thời của vua Hùng dựng nước Văn Lang.
Tác giả : Họa Sĩ Lê Đình Quỳ (BBT-ST)