Địa lý - Chính trị - XÃ NGỌC LŨ, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM

  Điểu kiện địa lý, kinh tế, xã hội
      Xã Ngọc Lũ nằm phía bắc huyện Bình Lục, phía đông bắc và phía đông giáp sông Châu Giang, phía tây bắc giáp xã Hưng Công, phía tây nam và phía nam giáp xã Bồ Đề. Toàn xã có diện tích 1554 mẫu bắc bộ. Xã Ngọc Lũ có diện tích 5.61 km², dân số năm 1999 là 7798 người, mật độ đạt 1390 người/km².

     Sông Châu Giang chạy qua xã có chiều dài 5100m    

     Đường 64 chạy giữa xã từ thôn Bùi xã Hưng Công chạy qua chợ Chủ, Thôn Rinh đến thôn Văn Ấp xã Bồ Đề có chiều dài 2000m. Một đường đê chạy theo sông Châu Giang qua các thôn Cửa Hậu, Bình Hà, Tân Tùng, Giáp Giáo, Bến Đò, Tân Trung, Thái Bình đến giáp địa phận thôn Văn ấp xã Bồ Đề có chiều dài 3850m. Con đường  từ giữa xã bắt đầu từ cống thôn Chợ qua thôn Kênh, Bến Đò, Ngoài Thượng, Thái Bình đến giáp thôn Văn Ấp của xã bạn có chiều dài 2160m. Một con đường chạy từ Đình thôn Cầu Giang qua các thôn Trung Lang, thôn Đinh, Sốc Đông, ngoài Thượng, Tân Trung có chiều dài 1750m. Tất cả các con đường này đến nay đều đã được rải nhựa, tạo điều kiện thuận lọi cho giao thông đi lại khắp các thông trong toàn xã. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Ngọc Lũ được chia làm bốn mạn là: Mạn Bến Đò, mạn Cầu Giang, man Chợ và mạn Sóc Đông, bao gồm tất cả 18 thôn được phân bố như sau:
   - Mạn Bến đò có 4 thôn là: Bến Đò, Giáp Giáo, Đông Khu, Tân Tùng.
   - Mạn Cầu Giang có 5 thôn là: Cầu Giang, Cửa Hậu, Thượng Lang, Trung Lang và thôn Rinh.
   - Mạn chợ có 5 thôn là: Bình Hà, Trung Thượng, Trung Giang, thôn Chợ, thôn Kênh.
   - Mạn Sóc Đông có 4 thôn là: Ngoài Thượng, Tân Trung, Sốc Đông, Thái Bình.
    Toàn xã lại chia làm 9 giáp là: Đông Chính, Đông Nhì, Bắc Nhất, Bắc Nhì, Trung Nhất, Trung Nhì, Nam Chính, Tây Chính, xã Ngọc Lũ thuộc tổng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, Tình Hà Nam.
     Ngày 20/10/1890 tỉnh Hà Nam được thành lập, cùng với việc thành lập tỉnh Hà Nam có quyết định tách tổng Ngọc Lục thuộc huyện Mỹ Lộc, tổng Cổ Viễn thuộc huyện Thượng Nguyên và 6 xã của tổng Vụ Bản là Đô Việt, Khê Câu, Tiên Khoán, Văn Ấp, Vụ Bản, Xuân Lôi của huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định nhập vào huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam, tổng Ngọc Lũ lúc đó bao gồm 8 xã là: An Ninh, Bỉnh Trung, Đông Thành, Hưng Vượng, Nguyên Xá, Vũ Bị, Thành Thị và Ngọc Lũ.
      Hiện nay xã Ngọc Lũ thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam được chia thành 12 thôn, mỗi thôn là một đội sản xuất, đó là: Tân Tùng, Tân Trung, Đông Khu, Xóm Thượng, Thái Bình, Sóc Đông, Trung Thượng, Xóm Kênh, Trung Lang, Cầu Giang, Xóm Chợ, Giang Đông.
     Xã Ngọc Lũ trước đây còn có tên nôm là làng Chủ. Trước cách mạng thánh 8 số dân toàn xã là 5500 người, trong số đó số đinh (nam giới từ 18 đến 60 tuổi) là 1353. Hiện nay số dân toàn xã 8225 người.
     Nghề sống chính của nhân dân là làm ruộng, trồng màu và chăn nuôi, Ruộng cấp 2 vụ có 490 mẫu và đất trồng màu là 500 mẫu, còn lại là đất thổ cư và ao đầm trên 500 mẫu. Nghề làm vương ở đâu chủ yếu là trồng cây ăn quả.
    Trước đây toàn huyện Bình Lục có trên 20 chợ thì chợ Chủ của xã Ngọc Lũ là một chợ lớn buôn bán sầm uất, Chợ họp một tháng 12 phiên vào các ngày mùng 2,5,7,9,12,15,17,19,22,25,27,29. Hiện nay chợ ngày nào cũng họp nhưng phiên chính thì chợ đông hơn. Chợ Chủ được hình thành khá sớm. Theo bia tu sửa chợ vào năm Chính hòa thứ 2 (1681) thì chợ Chủ có từ trước, lần tu sửa chợ này chỉ làm cho khang trang hơn. Chợ chủ là một đầu mối giao lưu hàng hóa không chỉ của huyện Bình Lục mà còn của một số huyện bạn. Ngoài các hàng nông sản, hàng dệt của địa phương, nhiều mặt hàng thủ công của các huyện cũng có mặt ở đây như võng gai, lưới đánh cá của An Bài, các mặt tre nứa của Bối Cầu, hàng mộc của Vũ Bản, hàng sơn mài của Sùng Văn, quạt giấy của Phú Đa, mặt hàng mỹ nghệ làm từ sừng trâu bò của Đô Hai... hoa quả của chợ Chủ như: Nhãn, chuối, cam, bưởi, hông xiêm.. đã theo đường bộ, đường thủy để xuôi về thành phố Nam Định, hay ngược lên các chợ của Hà Nội. Mấy năm vừa qua chuối tiêu ở đây đã đến tân Lạng Sơn qua biên giới sang Trung Quốc.
      Ngoài sản xuất nông nghiệp là chính, người dân xã Ngọc Lũ trước đây còn có nghề dệt cổ truyền tồn tại khá lâu đời ở địa phương. Đã có thời trong làng hầu hết các gia đình có khung dệt vải. Sợi từ Nam Định và các nơi nhập về đã đủ cho các khung cửa hoạt động ngày đêm, các khung cải tiến không những chỉ dệt bằng tay mà còn chạy cả bằng điện. Những công cụ dệt thô sơ từng tồn tại hàng mấy trăm năm lịch sử gần như đã vắng bóng.
      Ta hãy trở về nghề dệt thủ công cổ truyền của vùng đất Ngọc Lũ, tìm hiểu đôi nét về quá trình sản xuất đã một thời làm phồn vinh cho nền kinh tế địa phương. Cũng như nhiều ngành nghề thủ công khác nghề dệt ở đây là một nghề tay trái của bà con nông dân vào những dịp nông nhàn. Sản phẩm làm ra chủ yếu là vải mộc khổ hẹp để phục vụ cho người tiêu dùng ở các làng quê. Sợi mua về ngâm vào nước gạo một đêm sớn hôm sau vớt ra đập kỹ với cơm nguội (làm như thế gọi là giáo sợi), khi thấy cơm nhuyễn với sợi là được, mang sợi sâu từng con vào sào rồi đem phơi ra ngoài nắng và lấy gậy đập vài lượt để các sợi tách rời nhau, khi sợi khô thì lấy quàng lên xà để cuốn vào các ống gọi là đánh ống. Nhà dệt vải thường phải có chỗ để mắc vải dọc, mắc sợi phải đóng mỗi bên 10 cọc và mắc theo hình chữ chi để đảm bảo đủ độ dài dệt độ 100 vuông (vuông là đơn vị đo độ dài của nghề dệt xưa), mỗi vuông có chiều dài bằng chiều rộng của khổ vải, vì vậy vuông to hay nhỏ phụ thuộc vào khổ vải, cứ 20 vuông gọi là một đường khổ vải, vải dệt trên những khung cũ chiều rộng chỉ khoảng 40cm. Sợi ngang không phải qua khâu mắc nhưng cũng phải giáo và hồ như sợi dọc. Trước khi dệt, sợi ngang được quàng lên xa, cuốn vào suốt gọi là đánh suốt. Khung dệt vải thường làm bằng gỗ xoan và tre, kích thước trung bình cao 1,60m rộng 80cm. Khung dệt này bao gồm các bộ phận chính sau đây:
   -    Con Chim (hay còn gọi là con cò hay con ác) trục quay ở giữa, co 03 dây, dây ở đầu và ở cuối nối với go cùng 2 guốc, dây giữa nối với vỏ bìa.
   -    Trục ông lão nối từ chân trước của khung với bìa để nâng đẩy bia lên xuống, dập sợi ngang khi nào thoi qua lại, khi ngồi dệt  chiếc trục này gật gù như ông già chống gậy nên gọi là trục ông lão.
   -    Bìa làm bằng nan trúc dày như lược bí có gần 500 nan.
   -    Vỏ khổ làm bằng gỗ, đây là khung giữ ngoài bìa nối với trục ông lão và con chim với hai con bài đẩy lên, đẩy xuống khi dệt.
   -    Trục hoa dùng để cuốn sợi, hai bên có bốn cánh bằng tre như cánh hoa gọi là tay đỡ, tay đỡ dùng để nhả sợi và hãm sợi để căng khi dệt.
   -    Trục cuốn vải thường dùng để dệt đến đâu thì cuộn vào trục đến đấy, trên trục có hãm sợi gọi là cái néo.
   -    Cuốn là bàn đạp có dây nối liền với go, tạo cho các bộ phận này chuyển động nhịp nhàng theo nhịp đạp của hai chân.
   -    Cái văng làm bằng tre cật già, có sức đàn hồi làm cho khổ vải luôn căng ra khi dệt, dệt đến đâu văng đến đó.
   -    Sợi hồ song cuốn vào trục hoa, vắt qua giường sợi, sỏ qua go, mắc vào bìa, buộc vào trục cuốn vải, người dệt ngồi trên khung, hai chân đạp guốc, chân trái đạp tay trái lao thoi, tay phải nâng khổ bìa để dập sợi ngang thẳng và liền xít nhau. Chân phải đạp, tay phải lao thoi, tay trái phải nâng khổ bìa, cứ như vậy tay chân phối hợp nhịp nhàng. Quá trình dệt khổ vải luôn luôn bị sợi ngang kéo hẹp lại, vì vậy cứ dệt được độ một đốt ngón tay lại phải cài văng lại sát phần đang dệt để giữ cho khổ vải đều đặn, đúng kích thước ban đầu. Người thợ dệt trước đây làm việc như vậy suốt ngày thường phải dệt cả tối đến đêm khuyê mới nghỉ.
     Nghề dệt khi xưa sản xuất trong khuôn khổ gia đình. Họ tự mua sắm khung cửi, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Chợ chủ cũng là một trung tâm trao đổi mua bán vải sợi.
     Mặc dù xã Ngọc Lũ có nhiều thuận lợi trong điều kiện tự nhiên nhưng trước cách mạng tháng 8, đời sống người nông dân vô cùng cực khổ. Cũng như huyện Bình Lục, xã ngọc Lũ nằm trong vùng đồng chiêm trũng, thường được gọi là cái “rốn nước” của đồng bằng Bắc bộ nên đại bộ phận đồng ruộng trước đây thường cấy lúa một vụ chiêm.
     Lụt do vỡ đê xảy ra thường xuyên đã làm cho đời sống nhân dân vùng đồng chiêm trũng này khổ cực mọi bề. Trong số ruộng cấy lúa ở địa phương thì hai  phần ba là đồng chiêm trũng mỗi năm chỉ cấy một vụ. Xã Ngọc Lũ ruộng đất chủ yếu là ruộng tư và phần lớn là đồng chiêm trung, còn đất trồng màu đã phần là đất công điền, số ruộng cấy được hai vụ lúa còn rất ít. Ruộng đất tốt ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ, hương lý, kỳ hào bằng các thủ đoạn đổi chác, mua rẻ, cho vay nợ lãi, cầm cố rồi dẫn đến chiếm đoạt. Ruộng đất công điền thì tầng lớp trên tìm mọi thủ đoạn chia nhau phần tốt hoặc khai man số đinh để nhận thêm phần ruộng. Dân nghèo ruộng đã ít lại chỉ được chia chỗ đầu thừa đuôi thẹo, chỗ đất cằn, ruộng xấu. Người nhận ruộng lại phải đút lót hoặc chịu bị cắt xén một phần ruộng đất.
      Ruộng đất còn ít, đời sống bập bênh nhưng người dân trong xã lại phải chịu những chính sách thuế khóa bất công hết sức nặng nề. Theo một tài liệu đã công bố thì chỉ một năm 1935 xã Ngọc Lũ thuế đinh phải đóng 3500đ, 89 thuế ruộng phải đóng 2173đ. 27 tổng số thuế phải đóng là 5674 đồng, 16(địa dư huyện Bình Lục của Ngô Vĩ Liên) Như vậy mỗi mẫu ruộng phải đóng là 1đồng 30 trong khi mỗi suất thóc đinh phải đóng tới 2 đồng 50. Bên cạnh đó người dân còn phải đóng góp nhiều công sức vào chế độ phu đài tạp dịch triền miên, nhiều người dân nghèo khó cày thuê cuốc mướn quần quật quanh năm vẫn không đủ tiền nộp thuế than không đủ gạo ăn ở mức sống tối thiểu. Họ phải vay nợ lãi chồng chất qua năm tháng, không ít gia đình phải bán hết nhà cửa ruộng vườn rồi cuối cùng phải bỏ làng kiếm sống ở nơi xa.
      Hàng năm dân trong xã thiếu ăn từ 5 đến 7 tháng. Vào tháng 3 ngày 8 nhân dân phải phiêu bạt khắp nơi để làm thuê làm mướn, buôn bán kiếm ăn, còn người không thể đi được thì lam lũ mò cua bắt ốc sống cho qua ngày.
       Đời sống vật chất quanh thiếu thốn đói rách như vậy cho lên đời sống tinh thần cũng tất nghèo nàn lạc hậu. Cả huyện Bình Lục trước năm 1945 chỉ có 2 trường tiểu học (tương đương cấp I hiện nay) đặt tại huyện lỵ và xã Ngô Khê, ngoài ra còn 7 trường hang tổng chỉ mở các lớp năm, lớp tư, lớp ba (tương đương lớp 1,2,3 bây giờ) học lên lớp trên phải đến trường huyện. Cả tổng gồm 8 xã mới có một trường hàng tổng. Đến năm 1953 trường này có 36 học sinh như vậy bình quân mỗi xã có 04 học sinh đi học. Xo với xã đông dân như Ngọc Lũ lúc đó là 5500 người thì số học sinh được đi học là quá ít, số này đều là con cháu nhà giàu. Nhìn chung nhân dân không được đi học.
      Mỗi khi ốm đau bệnh tật hầu như không có thuốc thang gì chữa chạy. Cả huyện Bình Lục lúc đó chỉ có 8 ngươi đỡ đẻ được học việc hộ sinh ở nhà thương tỉnh. Bà đỡ ở xã Ngọc Lũ kiêm luôn công việc này cho các xã Bình Trung, Hàn Mạc và Sơ Lâm. Sống trong cảnh ao tù nước đọng, phóng uế bừa bãi nhà cửa lụp sụp, đường ngõ bẩn thỉu mất vệ sinh nên các bệnh xã hội như toét mắt, lông quặm, các dịch bệnh luôn xảy ra.