Điểm tin - Trống đồng-Những kinh văn Dịch trác tuyệt

KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC 
 Trần Quang Bình 
 Chương 7. Trống đồng-Những kinh văn Dịch trác tuyệt. Hậu Thiên. 9. Hậu Thiên Bát Quái-một sản phẩm trí tuệ của người Việt. Phương pháp viết quái theo ba lớp qua suy luận chẵn lẻ. Phải nói trống đồng Ngọc Lũ là một kiệt tác về Kinh Dịch. Chúng tôi chưa thấy một kinh văn ngắn gọn nào giới thiệu Kinh Dịch tổng quát như thế:
 a.       Phần thân trống như trong chương 6, chúng tôi đã phân tích có thể khắc Tứ Tượng và cũng có thể có cả Tiên Thiên Bát Quái. Tuy nhiên, chúng tôi không có các hình vẽ của tang trống nên không dám chắc. Ta chú ý tỷ lệ giữa chiều cao tang trống và đường kính mặt trống 86/63= 1,365≈18/15. Tỷ lệ này của trống Hoàng Hạ khá chính xác: 1,265≈18/15=1,2.
 b.      Phần mặt trống vòng ngoài có 18 con chim phượng hoàng (hay trĩ, hay Diệc?) bay ngược chiều kim đồng hồ chỉ thị cho Thuần Khảm-Tính trọng Nước của dân tộc ta. Ngoài ra, còn có 18 con chim khác nhỏ hơn bay theo từng cặp với chim phượng hoàng. 18+18=36 là gì? Là Thuần Chấn, tư tưởng trọng phương Đông, phía biển với nhiều Nước. Hay là tư tưởng Đế xuất hồ Chấn cũng vậy.
 c.       Vòng tiếp theo là 10 nai - 6 chim – 10 nai – 8 chim. Vừa chỉ thị cặp số 16-18 nói lên nguyên tắc Khảm chủ tế, còn quy luật vận hành là vòng giao hưởng hài hòa giữa Đất và Nước. 10-tư tưởng hệ thập phân. 6-8 qua đường đối xứng được chia thành công thức 3-3---4-4 để chỉ thị Tứ Tượng và Tiên Thiên Bát Quái. Ở đây, nếu chỉ thuần tuý biểu diễn công thức 3-3---4-4 thì người nghệ nhân chỉ cần vẽ 6-8 chim là đủ. Thế nhưng ông đã vẽ thêm mỗi bên 10 con nai (vật khác với con chim) nhằm khẳng định quy luật 18-16 của thời Hậu Thiên. 
d.      Vòng có vẽ người trong cùng là một mật mã phức tạp vừa chứa Hà Đồ vừa chứa Hậu Thiên, chúng tôi đã kể ở trên. Ngoài ra tôi xin kể thêm vài chi tiết thú vị nữa. Thứ nhất, hai chốn linh thiêng nhất chính là hai cái đình. Nói về người thì chúng chỉ khác tư thế của hai tay-điều này để luận chuyện khác, nhưng so với các nhóm khác không thấy sự khác nhau về số người và tư thế thân người (cả hai người đều đứng. Chứ nếu một người ngồi một người đứng thì chúng tôi cũng khó khẳng định). Như vậy cũng có thể cho đây là chỉ thị cho đường nào đó. Mà đường đó phải linh thiêng? Đường nào linh thiêng ngoài đường chữ S. Theo phân tích của bát quái Hậu Thiên Âu-Lạc thì chính nơi đây đường S đi qua. Thứ hai, 3 người giã gạo cũng có đối xứng tuyệt đối. Và chuyện giã gạo là chuyện của trần gian nên đây lại chỉ thị cho Trời-Đất tách đôi. Lại một lần nữa đúng đến chính xác. Đường cắt Trời-Đất cắt chính giữa Càn và Tốn. Thứ ba, nếu ra quy tắc tính tất cả số người và vật động ở ngoài không kể cả đình lẫn nhà (hai kiến trúc có vòm) và trừ người có tư thế khác nhất, ta được gì? Người có tư thế khác nhất là ai? Là anh chàng đứng mà đánh trống, còn người trẻ em tuy trẻ em nhưng cũng có tư thế đứng đàng hoàng. Vậy ta có phần từ Càn đến Chấn: 6+4+3+1chim=14, phần từ Khôn đến hết Tốn: 7+3+3+1chim=14. Chính vì thế mà nghệ nhân đã vẽ thêm chim trên đầu (vẽ để mà tính vào việc khác, còn trên đầu thì để tính Hà Đồ) một người.
e.       Trong cùng là hình sao 14 cánh. 14-tương trưng cho Hậu Thiên, tượng trưng cho vũ trụ đã thành hình. Nó chính là lượng số của hai phần bị tách đôi.
f.       Ngoài ra khác với trống đồng Sông Đà, trống đồng Ngọc Lũ còn chỉ rõ sự trùng nhau về hướng của cả Tiên Thiên và Hậu Thiên. Cặp 3-3 nằm đúng vào cụm 7 người. Tuy nhiên, chúng tôi không cho đây là quan trọng. Bởi vì khi vẽ Càn nằm phương Nam, người xưa ngụ ý tính dương, nóng của nó. Nhưng thời Tiên Thiên thì không thể có phương hay hướng gì. Bởi vậy, có ngụ ý tính Nọc cao hay không ngụ ý cũng không phải là điều quan trọng lắm.
Như vậy, trống đồng Ngọc Lũ là bằng chứng cho tất cả các điều cần phải chứng minh của phần Hà Đồ lẫn phần Hậu Thiên chỉ trừ mỗi điều “c” Hà Đồ (trống đồng Thôn Mộng có khắc) và điều “c” và “d” Hậu Thiên (Rất nhiều trống chỉ điều này). Ngoài ra, nó cũng chứng minh hùng hồn là phương pháp viết quái từ trong ra do người Việt dùng. Vì sao có cách viết quái này cũng giải thích rất đơn giản: vì lớp càng gần Mặt Trời đại diện của Thái Cực thời Hậu Thiên là mang tính chủ đạo.